Phế liệu tên tiếng anh là Scrap. Theo từ điển tiếng Việt thì Phế liệu hay ve chai là sản phẩm, là vật liệu bị loại ra từ quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất được thu hồi để tái chế và dùng làm nguyên liệu sản xuất. Phế liệu khác biệt với phế thải, và chúng còn có giá trị về kinh tế sau khi không còn dùng nữa.
Theo từ điển Tiếng Việt, tất cả những vật tư bỏ đi từ những nguyên liệu đã qua chế biến được gọi là phế liệu. Như vậy, trong quá trình sử dụng nguyên liệu, tất cả những thứ bị bỏ đi đều trở thành phế liệu. Tuy nhiên theo cách giải thích như thế này thì nó khá giống với chất thải. Bởi lẽ các chất thải là rác và cũng là vật bỏ đi sau quá trình sử dụng. Vì vậy, nếu theo định nghĩa này thì phế liệu là một dạng của chất thải.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm phế liệu đã được làm rõ hơn. Theo đó, phế liệu là sản phẩm hoặc là vật liệu được loại trừ trong quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất. Các loại phế liệu này phải đáp ứng được yêu cầu để có thể tái chế và tiếp tục làm nguyên liệu sản xuất.
Mặc dù cách dùng ngôn từ có hơi khác nhưng xét về bản chất pháp lý thì 2 định nghĩa phế liệu và phế thải này không có sự khác biệt.Theo Luật Bảo vệ môi trường (2005) lại định nghĩa phế liệu là những sản phẩm bị loại bỏ trong khi sử dụng nhưng lại được thu hồi để làm nguyên liệu sản xuất.
Theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA hoặc USEPA), tái chế kim loại phế liệu khá có lợi cho môi trường. Sử dụng phế liệu tái chế thay cho sử dụng quặng sắt nguyên chất có thể mang lại:
- Giảm 86% ô nhiễm không khí
- Giảm 40% việc sử dụng nước
- Giảm 76% ô nhiễm nước
- Tiết kiệm 75% năng lượng
- Tiết kiệm 90% các nguyên vật liệu (raw materials) được sử dụng
- Giảm 97% chất thải mỏ quặng (mining wastes)
Tiết kiệm năng lượng từ các kim loại khác bao gồm:
- Đồng (copper) tiết kiệm 85% năng lượng
- Chì (lead) tiết kiệm 65% năng lượng
- Kẽm (zinc) tiết kiệm 60% năng lượng
- Nhôm (aluminium) tiết kiệm 95% năng lượng
Mỗi tấn thép mới được làm từ thép phế liệu tiết kiệm:
- 1,115 kg quặng sắt (iron ore)
- 625 kg than (coal)
- 53 kg đá vôi (limestone)
– Kiến thức kinh doanh
– Kinh nghiệm thị trường
– Nắm bắt tâm lý khách hàng
– Có năng lực tài chính để cạnh tranh
– Khả năng công nghệ thông tin đòi hỏi cao
– .. và hàng trăm hàng ngàn yêu cầu marketing khác
Thì với ngành thu mua phế liệu khi bạn hiểu Phế liệu là gì thì việc bắt đầu kinh doanh lại trở nên dễ dàng hơn, không cần vốn nhiều, không cần cạnh tranh nhiều, chỉ cần chăm chỉ và có sức khỏe thì việc làm giàu từ đôi bàn tay trắng là khá dễ
Hiện tại, ngành thu mua phế liệu đang ngày càng phổ biến hơn. Không còn là hình ảnh nhếch nhác: “ bẩn nhuộm áo quần, nắng che nón rách nữa”. Thay vào đó là hình ảnh các ông chủ đi xe sang, mặc đồ đẹp đến giao thiệp với khách hàng.
Nhưng có ai thấu được nỗi khó khăn của họ khi mà họ đã từng:
– Vừa là ông chủ vừa là bốc xếch: Chỉ cần khách gọi, họ là ông chủ, nhưng khi có việc, họ lại là bốc xếch, khuân vách, bốc hàng dưới nắng mua, mang trên vải 5-7 tấn hàng/ ngày là chuyện thường.
– Không quản gần xa, chỉ mong góp nhặt từ những thứ nhỏ nhất: Từ lon nhôm, chai lọ cho đến sắt thép công trình, nhà xưởng. Dù số lượng ít hay nhiều, họ không chê gì cả. Cứ miệt mài như thế.
Mỗi ngày, họ âm thầm thu gom phế liệu tận nơi để rồi 1 ngày gặp người thương, gặp mối hàng, họ có được bữa cơm no, manh áo ấm hơn.
– Mở rộng thị trường: Khi đã có mối, có vốn, họ mạnh dạn hơn trong việc thu mua hàng các lô lớn hơn và nhận được mức lời cao hơn. Cuộc sống họ bắt đầu sung túc lên từ đó.
Đang Online : 52 |
Tổng Truy Cập : 173395 |
© Copyright © 2020, All Rights Reservered | Tổng truy cập: 173.395 | Online: 52